Có một loài chim mờ sáng, từ biển khơi mù sương, đàn chim ríu rít gọi nhau bay đến những cánh rừng già, ruộng đồng, sông núi. Chúng chao liệng giữa tầng không và chỉ ăn những thức ăn kiếm được trên đường bay là côn trùng, một số loài ăn mật hoa, chim không uống nước hồ ao mà chỉ uống sương trời thanh khiết đó là Chim Yến.

Hiện nay có khoảng 400 loài thuộc 3 họ: Yến (Apodidae), Yến (Hemiprosnidae), Chim ruồi (Trochilidae). Việt Nam đã gặp 9 loài: Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus), Yến núi (Aerodramus brevirostris), Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacuta), Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinensis), Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea), Yến cọ (Cypciurus batasiensis), Yến hông trắng (Apus pacificus), Yến cằm trắng (Apu affinis), Yến mào (Hemipsocne longipennis).

Chim yến có thói quen dùng nước bọt của mình để xây tổ. Nước bọt đem trộn với các vật liệu khác như cỏ, rêu, lông chim, khi khô quánh lại có độ cứng không kém gì đá. Yến tổ trắng làm tổ hòan toàn bằng nước bọt của mình, yến tổ đen có thêm 10% là lông chim. Loài chim Yến cho tổ trắng  thường thấy ở Indonesia, Việt Nam, Thái Lan có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) chia ra làm nhiều phân loài.

Chim yến

Tổ chim Yến là món đứng đầu trong bát trân, tức 8 món ăn quý dành cho vua chúa (cùng với hải sâm, bào ngư, tay gấu…), thường có màu trắng đục,  già hơn có màu vàng, hồng và giá trị bổ dưỡng nhất là yến huyết. Trong tổ yến có hàm lượng cao các axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Yến sào có 3 loại:

  • Mao yến: Là tổ làm lúc đầu để đẻ trứng nên chứa nhiều lông yến, sần sùi như xơ mướp, cứng mà giòn.
  • Bạch yến: Là tổ làm lần thứ hai sau khi mao yến bị lấy mất, có màu trắng tinh, nửa trong suốt.
  • Huyết yến: Là loại yến sào quý và hiếm nhất, chứa các sợi xơ màu đỏ mà người ta cho rằng đó là do máu của yến lẫn với nước dãi  

PHÂN BIỆT YẾN ĐẢO, YẾN NHÀ

Có nhiều ý kiến cho rằng yến đảo tự nhiên tốt hơn yến nhà. Mùi vị khác nhau đem lại cảm nhận khác nhau. Nhưng sự thật chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên giống như yến đảo, nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là các côn trùng trên không trung và thức uống là các giọt nước sương mai tinh khiết. Yến trong nhà ngoài việc di chuyển nơi cư trú của chúng từ ngoài đảo vào, tạo ra 1 môi trường sống hoàn toàn giống ngoài đảo để duy trì quần thể bày đàn, còn lại không hề có 1 tác động gì khác như cho ăn, hay ấp trứng,... 

Do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên những tổ yến đảo thường có bề mặt sần sùi, tổ càng sần sùi có màu sắc càng vàng đậm thì tổ càng già. Yến đảo thường có hình dạng nhỏ, cum tròn, phần chân tổ yến rất cứng – chắc chắn và không bằng phẳng. Vì tổ yến đảo bám trên vách đá, bề mặt của vách đá không bằng phẳng nên bề mặt phần chân tổ yến (phần tiếp giáp của tổ yến với vách đá) cũng không thể bằng phẳng được

Tổ yến trong nhà thường có màu trắng ngà, tổ lớn hơn, lông nhiều hơn, bề mặt phẳng hơn.

Giá yến đảo cao hơn yến nhà rất nhiều vì việc khai thác yến ngoài đảo vô cùng khó khăn, vất vả. Ngược lại, yến nhà việc khai thác khá dễ dàng.

Yến đảo

Giá yến đảo cao hơn yến nhà rất nhiều vì việc khai thác yến ngoài đảo vô cùng khó khăn, vất vả

CÁCH BẢO QUẢN TỔ YẾN

Bảo quản sai cách cũng gây mất chất trong tổ yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến), có thể bảo quản được 2 năm.

Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Để tiện lợi cho việc thưởng thức, mỗi lần chúng ta có thể chế biến lượng yến lớn và chia nhỏ, bỏ tủ lạnh ăn dần trong một tuần.

Nếu muốn để vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt sạch lông cần sấy khô bằng quạt trong khoảng 14 tiếng. Khi sợi yến hoàn toàn khô ráo thì cất vào hộp kín hoặc túi hút chân không, đặt nơi tránh ánh sáng mặt trời. Tổ yến không ăn được nếu bề mặt chuyển màu đen, do vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng. 



Bài cùng chuyên mục